NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – SỰ ĐỒNG CẢM TRONG CUỘC SỐNG

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – SỰ ĐỒNG CẢM TRONG CUỘC SỐNG
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống nhân ái. Đó là đạo lý sống cao cả của người Việt được truyền đến hôm nay. Trong đó lòng nhân ái bao gồm cả sự đồng cảm. Đây là biểu hiện của một phẩm chất đạo đức cao quý.
2/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
2.1/ GIẢI THÍCH:
– Đồng cảm là cùng chung cảm xúc, suy nghĩ, cùng chung một trạng thái tâm trạng, là sự thấu hiểu giữa hai con người hoặc giữa con người và cộng đồng.
2.2/ BIỂU HIỆN CỦA SỰ ĐỒNG CẢM:
– Người đồng cảm là người có trái tim biết rung động trước hoàn cảnh của người khác, hiểu được tâm lý, cảm xúc của họ, thấu tỏ niềm vui nỗi buồn, mất mát mà người khác trải qua.
– Từ sự đồng cảm dẫn đến hành động chia sẻ như chia sẻ về vật chất ( nhường cơm sẻ áo) lẫn chia sẻ về mặt tinh thần (động viên, thăm hỏi, lắng nghe…). Ông bà ta còn lưu lại lối sống đồng cảm sẻ chia qua những câu ca dao tục ngữ như: “Lá lành đùm là rách”, “Thương người như thể thương thân” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
+ Thời nay, đồng cảm lại càng được phát huy mạnh mẽ qua những chương trình thiện nguyện, hỗ trợ ( Áo ấm cho em, Cơm có thịt, ủng hộ đồng bào bão lũ hàng năm, quỹ Vì người nghèo…).
Đồng cảm với nhau trong cuộc sống, là một trong những biểu hiện của một phẩm chất đạo đức cao quý.
2.3/ PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN:
– Sự đồng cảm là điều đáng trân quý và rất cần thiết trong cs:
+ Nâng đỡ con người vượt qua khó khăn
+ Tiếp thêm niềm tin, khát vọng sống cho con người
+ Mang lại niềm vui, hp cho người sẻ chia
+ Làm cho XH ngày càng gắn kết, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc.
– Tuy vậy, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống cá nhân ích kỉ.
2.4/ BÀI HỌC NHẬN THỨC & HÀNH ĐỘNG:
– Nhận thức: Sống cần có lòng nhân ái, biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh.
– Hành động:
+ Sẵn sàng giúp đỡ khi ng khác cần, giúp đỡ trong điều kiện cho phép của bản thân.
+ Nêu gương và học tập những tấm gương về lòng nhân ái; phê phán những biểu hiện của lối sống ích kỉ.
3/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp nên cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay. “Yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi”.