ĐỀ 76: ÁO CŨ

ĐỀ THI NGỮ VĂN TẠI TT CÔ GIÁO DIỆU THU

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

                  Đọc kĩ bài thơ sau: 

                                                ÁO CŨ (*)

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương kí ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

 

Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.

 

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.

 

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua…

(Áo cũ, Lưu Quang Vũ, NXB Văn học, 2002)

Chú thích:

(*) Bài thơ “Áo cũ” được sáng tác năm 1963, khi tác giả Lưu Quang Vũ mới chỉ 15 tuổi, học lớp 9 và đến năm 2002, “Áo cũ” đã được in trong tập “Thơ tình” của nhà xuất bản Văn học.

   Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1( 0.5 điểm) Bài thơ “Áo cũ” được viết theo thể thơ nào?

Câu 2( 0.5 điểm) Đặc điểm của chiếc áo cũ được miêu tả qua những  từ ngữ nào trong đoạn thơ?

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương kí ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.

Câu 3 (1.0 điểm): Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
                                    “Thương áo cũ như là thương kí ức

                          Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.”

Câu 4 (1.0 điểm): Khi nhắc đến chiếc áo cũ mẹ khâu, nhân vật trữ tình trong bài thơ thể hiện tình cảm gì qua hai câu thơ sau:

“Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

                                    Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới”

Câu 5 ( 1.0 điểm). Thông điệp ý nghĩa nhất với em sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao?

PHẦN II: VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn  trình bày cảm nhận về hình ảnh chiếc áo cũ

Câu 2 : (4.0 điểm)

Viết bài văn nghị luận xã hội ( khoảng 400 chữ) trình bày cách ứng xử của em khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay

—————- Hết —————-

 

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/