ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 20: “TÌNH CHA”
PHẦN I: ĐỌC HIỂU.
Câu 1: Phương thức biểu cảm.
Câu 2:
– Hình ảnh người cha được khắc hoạ qua các từ ngữ, hình ảnh là:
+ “Thời gian đóm bạc mái tóc”,
+ “Ngồi tựa mái hiên chiều tà”,
+ “nghĩ quầng đôi mắt”,
+ “vất vả những lo toan”,
+ “Vầng trán vết nhăn”,
+ “Vất vả gian lao”,
+ “mong đời con khôn lớn”,
– Những phẩm chất của người cha:
+ Hết lòng yêu thương con
+ Giàu đức hi sinh
Câu 3:
+ Là tiếng gọi, là tình cảm xuất phát từ sâu thẳm trái tim của người con.
+ Thể hiện lòng biết ơn, sự thấu hiểu của người con với nỗi vất vả và công lao to lớn của cha.
Câu 4:
– Biện pháp tu từ:
+ So sánh “tình cha” với “ngọn núi” và “biển xanh”
– Tác dụng:
+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, tạo ấn tượng và tăng tính thẩm mĩ cho câu thơ.
+ Gợi tình cảm của cha vững chãi và bao la, rộng lớn như núi cao biển rộng.
+ Bộc lộ tình cảm yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con và tình cảm kính trọng, biết ơn của con dành cho người cha.
…
Câu 5:
*Những hi sinh của cha mẹ
+ Hi sinh thời gian, tiền bạc, sức khoẻ để chăm lo, bảo vệ, che chở cho con cái
+ Hi sinh sở thích cá nhân để dành cho con những điều tốt đẹp nhất
+ Hi sinh cả cuộc đời để cho con một tương lai rộng mở
…
*Bản thân sẽ hành động để đền đáp sự hi sinh của cha mẹ
+ Vâng lời cha mẹ; chăm ngoan, học giỏi.
+ Thường xuyên thăm hỏi, dành thời gian tâm sự, trò chuyện cùng cha mẹ
+ Không bao giờ cãi lời, nói những lòi nói làm những việc làm gây tổn thương cho cha mẹ
+ Phụng dưỡng cha mẹ; chăm sóc cha mẹ khi đau ốm
(HS nêu được 3 nội dung hợp lý không trùng nhau cho điểm tối đa)
PHẦN II: VIẾT
Câu 1:
- Hình thức:
+ Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn
+ Đúng chính tả, có sự sáng tạo trong ý tưởng và cách diễn đạt
- Nội dung:
+ Mở đoạn: Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm; nêu ấn tượng chung (đặc sắc nội dung, nghệ thuật) về đoạn thơ cần phân tích
+ Thân đoạn: Phân tích kết hợp đan xen nghệ thuật và nội dung
*Nội dung: Khắc hoạ hình ảnh người cha tận tuỵ, một đời vất vả với muôn vàn khó khăn, nhọc nhằn để lo cho con và dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Dấu vết thời gian và những vất vả lo toan đó còn in hằn trên mái tóc đã điểm bạc của cha, trên vầng trán với những vết nhăn tự thưở nào. Những vần thơ mộc mạc, giản dị toát lên tình yêu thương, sự hi sinh hết lòng của cha dành cho con đồng thời còn cho thấy tình cảm xót thương, sự trân trọng, biết ơn của người con.
*Nghệ thuật: Thể thơ bẩy chữ giản dị, tràn đầy cảm xúc; biện pháp tu từ đảo ngữ “xa xăm cha nghĩ”, “vất vả đời cha”…nhấn mạnh và làm nổi bật cuộc đời với muôn vàn nỗi vất vả đắng cay để chăm lo cho con; hình ảnh thơ giàu sức gợi “ngồi tựa mái hiên mỗi chiều tà” khắc hoạ hình ảnh bóng dáng tiều tuỵ của người cha kết hợp cùng các từ láy “xa xăm”, “vất vả” làm nổi bật hình ảnh người cha với cuộc đời đầy gian truân…
+ Kết đoạn: Khẳng định giá trị của đoạn thơ trong tác phẩm
Câu 2:
- Hình thức:
- – Đảm bảo đúng hình thức bài văn: Đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài
– Đủ dung lượng
– Đúng chính tả, có sự sáng tạo trong ý tưởng và cách diễn đạt
- Nội dung:
– Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và bày tỏ quan điểm
– Thân bài:
*Luận điểm 1: Giải thích ý kiến
+ “Tình yêu thương” là gì?: Là sự đồng cảm, sự chia sẻ, sự gắn bó và sự hiểu biết giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Tình yêu thương có nhiều cách thể hiện đa dạng và phong phú trong cuộc sống..
+ “Sống trong tình yêu thương”: Con người được lớn lên cùng với tình yêu, sự chăm lo, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc của tất cả mọi ngừoi
. “Hạnh phúc”: là trạng thái cảm xúc tích cực biểu hiện ở sự vui vẻ, cảm thấy hài lòng, mãn nguyện của con người
=> Nhận xét vấn đề: Khẳng giá trị mà tình yêu thương mang lại cho con người những niềm hạnh phúc trong cuộc sống
*Luận điểm 2: Bàn luận tại sao nói được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc
+ Tình yêu thương giúp con người sống vui vẻ, lạc quan, hoà đồng
+ Tình yêu thương giúp con người biết chia sẻ, quan tâm đến người khác
+ Tình yêu thương giúp con người thêm tự tin, mạnh mẽ đối mặt với mọi khó khăn, thử thách
+ Tình yêu thương giúp xoá đi mọi mặc cảm, tự ti của mọi người trong xã hội; giúp đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực và những việc làm xấu giúp xã hội lành mạnh, văn minh
=>Dẫn chứng minh hoạ
*Luận điểm 3: Bàn luận, mở rộng, phản biện: Vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ hẹp hỏi, chỉ muốn nhận tình yêu thương nhưng không bao giờ cho đi tình yêu thương
*Luận điểm 4: Bài học
. Nhận thức: Hiểu rõ giá trị của tình yêu thương bởi cuộc sống không thể thiếu yêu thương. Nếu con người không có tình yêu thương sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm, dần dần xa cách nhau.
.Hành động: cần biết trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình; đồng thời biết yêu thương, giúp đỡ người khác.
– Kết bài: Khẳng định vấn đề cần bàn luận. Liên hệ bản thân …
=>Yêu thương là chiếc chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc bởi trao đi là nhận lại.
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/