ĐÁP ÁN ĐỀ 26: VÀM CỎ ĐÔNG

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 26: “VÀM CỎ ĐÔNG”

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thể thơ 7 chữ.

Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả con sông Vàm Cỏ Đông: xuôi dòng nước chảy; soi từng mảnh mây trời; ngọn dừa gió đưa; sóng nước chơi vơi; nước về xanh ruộng lúa, vườn cây; ăm ắp; đáy sông.

Câu 3:

Tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ (3):

– Hình ảnh so sánh:

+ Con sông như dòng sữa mẹ

+ Nước sông ăm ắp như lòng người mẹ

+ Tác dụng:

– Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời thơ.

– Vai trò của con sông được hiện lên cụ thể, sinh động. Con sông Vàm Cỏ Đông có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với cuộc sống con người của vùng đồng bằng Nam Bộ, như tầm quan trọng của người mẹ đối với con.

– Thể hiện tình yêu tha thiết và niềm tự hào của tác giả dành cho con sông quê hương.

Câu 4:
Tình cảm của tác giả thể hiện qua đoạn trích:

– Yêu tha thiết, tự hào về vẻ đẹp và tầm quan trọng của con sông quê.

– Tác giả muốn chào mời “em” và mọi người hãy đến với con sông Vàm Cỏ Đông bằng cả tấm lòng yêu mến, trân trọng.

Câu 5:

Quê hương có ý nghĩa lớn lao với cuộc sống con người:

– Là nơi ta sinh ra, nơi chứng kiến sự lớn lên của ta; nơi gắn với nhiều kỉ niệm tuổi thơ.

– Là nơi có người thân, nguồn cội để ta luôn hướng về

– Là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người

– Quê hương chắp cánh ước mơ, hoài bão cho con người; là động lực thôi thúc chúng ta phấn đấu, trưởng thành để xây dựng, đóng góp cho quê hương.

– Là bến đỗ bình yên cho ta trở về khi buồn vui hay thành, bại …

 

PHẦN II: VIẾT

Câu 1:

  1. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của đoạn văn
  2. Xác định đúng nội dung chủ yếu cần bày tỏ cảm xúc
  3. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về hình ảnh con sông Vàm Cỏ Đông trong khổ (3) đoạn trích.

* Thân đoạn: Chia sẻ chi tiết cảm nhận về con sông qua đoạn thơ:

– Là một khổ thơ đầy sâu lắng.

– Những dòng thơ tuyệt đẹp (như dòng sữa mẹ, nước đầy, xanh ruộng lúa, vườn cây…) tạo nên những hình ảnh tươi đẹp và gợi cảm giác yêu thương.

– Một vùng quê thanh bình, nơi mà tình mẹ hiện hữu và lan tỏa khắp nơi.

– Nước sông ăm ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy yêu thương, sẵn sàng chia sẻ tấm lòng mình cho những đứa con và cho hết thảy mọi người…

– Biện pháp tu từ so sánh…

* Kết đoạn: Khẳng định cảm nhận của em về con sông Vàm Cỏ Đông và tình cảm của tác giả dành cho quê hương.

  1. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  2. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo.

 

Câu 2:

  1. Đảm bảo cấu trúc bài NLXH về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên): Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
  2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Con người với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
  3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. HS cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  1. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vấn đề bảo vệ môi trường luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của con người

+ Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển thì ngược lại, vấn đề môi trường đang ở mức đáng báo động.

+ Con người sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường như sạt lở đất, lũ lụt, sóng thần nếu như không bảo vệ môi trường

=> Mỗi con người cần có ý thức nâng cao trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường sống của chính mình.

  1. Thân bài:

– Giải thích: Môi trường là gì?

+ Môi trường là tất cả những yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong quy mô vũ trụ, trái đất, hoặc trong một vùng cụ thể mà các sinh vật và các quá trình tồn tại và tương tác với nhau.

+ Môi trường bao gồm không khí, nước, đất, các hệ sinh thái, khí hậu, tài nguyên tự nhiên, và các yếu tố văn hóa, kinh tế và xã hội.

+ Có hai loại môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.

+ Môi trường có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật, bao gồm cả con người.

+ Tuy nhiên, sự tác động của con người đối với môi trường đã gây ra nhiều vấn đề môi trường => Việc bảo vệ và quản lý môi trường là một vấn đề cấp bách.

– Vậy vì sao đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường?

+ Môi trường là nơi chúng ta sinh sống và phát triển, môi trường cung cấp không khí, thức ăn và sự sống cho con người.

+ Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với sự sống của con người. + Môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu và tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con người.

+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chất lượng nước uống, không khí trong lành và môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và sức khỏe của chúng ta.

+ Khi con người có ý thức bảo vệ môi trường, môi trường sẽ giúp con người duy trì sự sống, đây là một mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa con người và môi trường.

+ Nếu không có ý thức bảo vệ tốt môi trường sống của mình, sự sống của con người sẽ dần suy thoái. Những hoạt động của con người làm ảnh hưởng đến môi trường như đốt rừng, chặt phá cây xanh,…sẽ gây ra biến đổi khí hậu, kéo theo sau đó là rất nhiều hậu quả xấu tổn hại tới sức khoẻ, tinh thần và cuộc sống của con người.

– Thực trạng cách đối xử của con người với môi trường hiện nay: Thực trạng về vấn đề bảo vệ môi trường của con người vẫn chưa được nâng cao.

+ Con người thản nhiên xả rác bừa bãi ra môi trường công cộng, chưa biết phân loại rác thải một cách hợp lí.

+ Con người xả rác thải sinh hoạt ra các con sông, điều đó khiến cho những con sông đang ngày càng ô nhiễm và bốc mùi khó chịu. Màu nước sông chuyển sang màu đen và tình trạng ô nhiễm nguồn nước vô cùng nặng nề.

+ Hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra sự phát thải khí thải và chất thải độc hại, gây ô nhiễm không khí, nước và đất đai.

+ Sự khai thác lâm sản không bền vững, chặt phá rừng và biến đổi mục đích sử dụng đất đang dẫn đến mất mất các khu rừng quan trọng và suy thoái đất đai.

+ Con người tiêu thụ các nguồn tài nguyên tự nhiên như nước, năng lượng, khoáng sản và các loại đất nhanh chóng mà không có sự quản lý bền vững. Sự khai thác mất cân bằng và lãng phí tài nguyên này gây ra sự suy giảm nguồn cung, gây ra xung đột và làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội.

+ Một số người vẫn chưa có ý thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và sử dụng các tài nguyên một cách bền vững.

  – Hậu quả của việc con người không biết bảo vệ môi trường:

+ Ô nhiễm không khí, nước và đất đai gây hại cho sức khỏe con người. Khí thải công nghiệp và giao thông gây ra các bệnh về hô hấp và các vấn đề về sức khỏe

+ Nước bị ô nhiễm gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc và rối loạn nội tiết.

+ Việc phá hủy môi trường tự nhiên, mất rừng, biến đổi mục đích sử dụng đất và ô nhiễm môi trường dẫn đến mất mất đa dạng sinh học => sự suy giảm của chuỗi thức ăn, làm mất cân bằng hệ sinh thái và giảm khả năng thích ứng của các hệ sinh thái trước các thay đổi tự nhiên và nhân tạo.

+ Sự khai thác không bền vững các nguồn năng lượng hóa thạch và phát thải khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu => sự tăng cường của hiện tượng thảm họa như cảnh báo ở châu Á và các hiện tượng bão lớn, hạn hán và lũ lụt đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người, hệ sinh thái và kinh tế.

+ Các hành động chặt phá rừng và khai thác tài nguyên quá mức còn làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên trong tương lai, dần dần những nguồn tài nguyên đó sẽ cạn kiệt và không thể tái tạo lại được nữa.

+ Dẫn chứng:

Năm 2023, thế giới phải trải qua thời điểm nóng chưa từng thấy vì nhiệt độ toàn cầu tăng đột biến. Nhiệt độ trung bình toàn cầu sơ bộ được đo trong tháng 6 cao hơn gần 1 độ C so với kỷ lục từng ghi nhận trước đó trong cùng tháng, tính từ năm 1979.

Việt Nam đã chứng kiến những đợt bão lũ cuốn trôi cả nhà cửa, con người và của cải, nó càn quét và phá huỷ mọi thứ gây tổn thất rất lớn về người và của.

   – Nhiệm vụ và giải pháp:

+ Không xả rác bừa bãi nơi công cộng, nâng cao ý thức của bản thân từ những hành động nhỏ nhất: có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh nơi ở của mình, tham gia vào các hoạt động dọn dẹp rác thải, xây dựng ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường thông qua giáo dục, tuyên truyền và chương trình nhắm đến cộng đồng.

+ Con người cũng nên thực hiện các biện pháp để giảm lượng chất thải sinh ra, tái chế và tái sử dụng chất thải, và xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiệu quả => Giảm tải quá trình xử lý chất thải, giảm ô nhiễm môi trường và tận dụng lại tài nguyên.

+ Chính phủ nên cân nhắc thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng sinh học => Giúp giảm khí thải carbon và phụ thuộc ít hơn vào các nguồn năng lượng không bền vững.

+ Chính phủ cũng nên có những biện pháp xử lí phù hợp với những hành vi làm huỷ hoại môi trường sống của con người.

  1. Kết bài:

– Đánh giá lại vấn đề: Con người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

+ Mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức của bản thân mình về vấn đề môi trường như không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng, đốt rừng và có những hành động, việc làm cụ thể để bao vệ môi trường sống của chính chúng ta.

– Liên hệ bản thân: Là học sinh, bản thân em cần nhận thức được trách nhiệm của mình với môi trường, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung nơi ở và quanh nơi mình sinh sống, tuyên truyền tới mọi người về tác hại của việc không bảo vệ tốt môi trường sống của mình.

  1. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
  2. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo.

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/