ĐÁP ÁN ĐỀ 18: QUÊ HƯƠNG

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 18: “QUÊ HƯƠNG”

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thể thơ 7 chữ.

Câu 2:

Nêu chủ đề của bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước

HS có thể : khắc họa vẻ đẹp quê hương đất nước ; ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, khắc họa vẻ đẹp thanh bình từ đó bộc lộ niềm tự hào…

  • Diễn đạt đảm bảo 1 trong các nội dung trên là đạt 0,5

Câu 3:

Trong khổ thơ đầu, quê hương hiện lên qua những hình ảnh: Bãi mía, vườn rau, ruộng cà, khóm trúc, bờ đê, sóng lúa…

=> HS chỉ cần nêu 3/ 6 chi tiết là được tối đa 0,5

=> Đó là những hình ảnh thân thuộc, gần gũi, giản dị, mộc mạc, đơn sơ.. . (0,25 điểm) ( HS có thể diễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng đảm bảo đồng nghĩa )

Từ đó, thể hiện (bồi đắp) tình yêu quê hương đất nước; trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của quê hương                                                                                     (0,25 điểm)

Câu 4:

HS có thể chỉ ra và phân tích những biện pháp tu từ sau:

– Biện pháp tu từ so sánh: Quê hương (Đất Tổ) – người mẹ, cha

– Tác dụng:

+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của quê hương đối với mỗi con người; thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó sâu nặng giữa quê hương với con người.

+ Đánh giá về tài năng của tác giả

*** biện pháp tu từ: Hoán dụ : “ biệt mái nhà”: chỉ mái ấm

  • Thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương

Câu 5:

Hs nêu được 2 trong những thông điệp:

( Nếu hs viết cộc lốc… => Gv trừ 0,25 )

Cụ thể:

+ Yêu vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, đơn sơ của quê hương

+  Trân trọng, tự hào về quê hương đất nước

+ Hãy phát huy những vẻ đẹp của quê hương, làm giàu, đẹp cho quê hương…

 

PHẦN II: VIẾT

Câu 1:

* Nội dung: HS biết bám vào ngữ liệu thơ, dựa vào các hình ảnh, chi tiết, dấu hiệu nghệ thuật … để phân tích hợp lý nội dung bài thơ.

Cảm nhận về nội dung:

+ Quê hượng hiện lên qua những lời ca ngọt ngào, tha thiết nuôi dưỡng tâm hồn con người: Điệu Bắc Nam ai; quê hương được nhắc qua các địa danh đẹp, thơ mộng, ý nghĩa: xứ Huế, thôn Vỹ Dạ

+ Quê hương là những dòng sông đỏ nặng phù sa, là những mảnh đất như thế rồng bay, là vựa lúa phì nhiêu => Những hình ảnh tiêu biểu đặc trưng của mảnh đất Việt…

+ Tác giả trực tiếp bày tỏ tình cảm : “mãi mãi trong tim” ; “ như chỉ 1 mẹ, cha”

– Cảm nhận về nghệ thuật:

+ Thể thơ bảy chữ lời thơ nhẹ nhàng, dung dị, sâu lắng

+ Điệp ngữ “quê hương” ở đầu mỗi khổ thơ để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh những vẻ đẹp cụ thể của quê hương, đất nước

+ Biện pháp tu từ so sánh : Quê hương (đất Tổ) – như chỉ 1 mẹ => vai trò, ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người

=> Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước; trân trọng tự hào về vẻ đẹp của quê hương .

Bài thơ đã mang lại cảm xúc /Bài học gì cho em?

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

 

Câu 2:

* Nội dung: Học sinh có thể có các cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo nội dung.

– Giải thích: Thế hệ trẻ chỉ thế hệ thanh, thiếu niên, những người trẻ tuổi, trẻ lòng

+ Thời kì hội nhập: Thời kì phát triển, mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế, tiếp thu các nền văn hóa, kinh tế…

–  Vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ:

+ Là nguồn động lực phát triển to lớn của xã hội, là thế hệ tương lai, những người kế thừa thành tựu từ thế hệ đi trước để xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai.

+ Thế hệ trẻ, sức trẻ, nguồn năng lượng của thế hệ trẻ là nguồn tài nguyên sống vô giá cho sự phát triển, hưng thịnh của một đất nước.

+ Người trẻ là những người hiểu biết, cần có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, nâng cao dân trí cho những người kém hiểu biết cũng như học tập và trau dồi bản thân mình để có thể thể hiện được tình yêu đất nước 1 cách không mù quáng.

+ Thế hệ trẻ có trách nhiệm học tập và rèn luyện để xây dựng và phát triển các lĩnh vực khác nhau của quê hương, đất nước. Chỉ có bằng tri thức, con người mới có thể từng bước thành công và tạo nên được những thành tựu cho quê hương mình, từ đó mang tiếng nói của quê hương đất nước ra ngoài thế giới. Những cống hiến của người trẻ sẽ góp phần làm cho quê hương thêm giàu đẹp.

+ Người trẻ cần có sự kế thừa và tiếp thu đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bên cạnh kế thừa, bảo vệ khỏi sự xâm hại thì ta còn cần phát triển những giá trị ấy sao cho bạn bè quốc tế cũng có thể biết đến những giá trị đó của nước nhà. Tóm lại, thế hệ trẻ đóng 1 vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, quê hương.

Tuy nhiên vẫn còn có những thanh niên đã không ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay là quan trọng như thế nào, mà chỉ việc lo ăn chơi mà không cố gắng học tập để có thể giúp cho tương lai của mình và đất nước.

– HS đưa bằng chứng ( 1 bằng chứng) để minh họa cho lí lẽ nêu ở trên

– Phản đề

– Rút ra bài học nhận thức hành động cho bản thân.

=> chúng ta cần tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường. Mỗi ngày trau dồi, hoàn thiện bản thân một chút sẽ giúp ta ngày càng tốt hơn.

Lưu ý: HS có thể trình bày ý kiến riêng nhưng lập luận phải có sức thuyết phục. Khuyến khích bài làm sáng tạo.

 

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/