ĐỀ 85: XIN HÃY NHỚ SINH NHẬT MẸ TÔI

ĐỀ THI NGỮ VĂN TẠI TT CÔ GIÁO DIỆU THU

  1. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

XIN HÃY NHỚ SINH NHẬT MẸ TÔI

Hắn nằm bất động trên giường, ánh mắt thống thiết nhìn lên bức tranh trước mặt. Toàn thân nhức nhối, hắn không còn chút sức lực nào cử động được nữa. Năm 2008, hắn bị chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư cột sống. Năm 2009, bệnh đã biến hóa ác tính.

          Một ngày tháng 6 năm 2010, đột nhiên hắn lăn ra ngất. Lần đó, bác sĩ khám lại bệnh đã chạy lên não, có muốn phẫu thuật cũng không được nữa rồi. Để chữa bệnh cho hắn, cả nhà đã phải đổ biết bao tiền của, bán cả đồ đạc đi. Điều đó khiến hắn luôn cảm thấy như có hòn đá tảng đè nặng trong lòng. Khi biết được bệnh tình đã không còn cách gì chữa trị, hắn thoảng mỉm cười: đó cũng là một cách giải thoát! Ngày cuối cùng của cuộc đời, nên làm một chút gì cho thế giới này đây?

Đúng rồi! Mình sẽ hiến giác mạc! Với sự giúp đỡ của anh họ, hắn liên lạc được với ngân hàng mắt. Phóng viên địa phương nghe tin đến ngay. “Đời tôi thế là hết, chỉ muốn dốc chút lực tàn cuối cùng. Cũng là để giúp người khác”. Hắn yếu ớt trả lời câu hỏi của phóng viên. “Ngoài điều đó ra, anh còn muốn điều gì nữa không?”, “Có”. Hắn khẳng định. “Mẹ đã vất vả cả đời nuôi tôi, chạy ngược chạy xuôi chữa bệnh cho tôi, chịu biết bao cực khổ. Vậy mà tôi không có cơ hội báo đáp. Tôi chỉ có một nguyện vọng: hi vọng người nhận giác mạc có thể ghi nhớ ngày sinh nhật của mẹ và vào ngày đó nhớ chúc phúc cho mẹ…”. Đó là Trương Hải Thọ, 35 tuổi, thôn Diệp Thành, thành phố Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam. Nguyện vọng cuối cùng của đời hắn đã lay động cả thế giới.

( Theo Đàm Hải Phong – Tạp chí Đời sống đương đại – http://trannhuong.com)

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2. (0,5 điểm) Theo câu chuyện, nhân vật hắn đang ở trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp trong những câu sau: Phóng viên địa phương nghe tin đến ngay. “Đời tôi thế là hết, chỉ muốn dốc chút lực tàn cuối cùng. Cũng là để giúp người khác.”

Câu 4. (1,0 điểm) Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Câu 5. (1,0 điểm) Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào?

  1. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung ngữ liệu phần đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)  phân tích nhân vật “hắn” trong văn bản.

Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề cần giải quyết: Giới trẻ từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.

 

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/