ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 16: NÓI VỚI EM

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 16: “NÓI VỚI EM”

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thể thơ 7 chữ.

Câu 2: Điểm tương đồng trong câu thơ mở đầu của ba khổ thơ trên là đều bắt đầu bằng cấu trúc giả định “Nếu nhắm mắt”.

 

Câu 3:

– Khi nhắm mắt, “em” thấy được: Thấy tiếng chim, thấy bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, thấy cô Tấm, quả thị.
– Cụm động từ “nhắm mắt” ẩn dụ cho sự lắng nghe, cảm nhận, thấu hiểu về sự vật, về con người, về cuộc sống xung quanh mình.

 

Câu 4:

– Biện pháp liệt kê những hình ảnh trong câu chuyện cổ tích thần tiên được nghe bà kể

– Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh đẹp trong tiềm thức thơ ấu về cô Tấm, bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm khi được nghe chuyện cổ tích của bà, của mẹ

 

Câu 5:

HS nêu được những hành động việc làm, lời nói thể hiện trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ: luôn có lời nói và hành động phù hợp để thể hiện sự yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ; phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình;…

 

PHẦN II: VIẾT

Câu 1:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý:

Về nội dung:

Khổ thơ là lời gợi nhắc về tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng

+ Nếu nhắm mắt nghĩ” đó là nhắm mắt để suy ngẫm về lẽ đời, nó sẽ kích thích không chỉ thính giác hay trí tưởng tượng, mà nó sẽ tác động cả vào khối óc và trái tim.

+Điều đầu tiên em cần nghĩ, nên nghĩ là “Nghĩ về cha mẹ”, nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy bảo… vô cùng vất vả, chẳng gì đong đếm hết của cha mẹ dành cho mình.

+ Câu thơ cuối gói ghém bao ý tình sâu sắc, thấm thía: gợi tả sự vất vả, yêu thương, hết lòng hi sinh vì con của bậc sinh thành. Ai từng làm cha mẹ hẳn sẽ thấu cảnh “Tay bồng bế sớm khuya vất vả- Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay” đó là có những đêm trắng thức giấc ru con, canh cho giấc ngủ của con, cha mẹ mệt mỏi, buồn ngủ đến độ “nhắm mắt vào” trong vô thức, nhưng nhớ tới giấc ngủ con chưa tròn nên cha mẹ “Nhắm mắt rồi lại mở ra ngay.”

+ Thông điệp : hãy luôn khắc ghi và báo đáp công lao sinh thành và nuôi dưỡng mà cha mẹ dành cho mình.

Về nghệ thuật:

– Thể thơ bảy chữ

– Bài thơ có bố cục chặt chẽ theo mạch cảm xúc: từ lắng nghe thanh âm cuộc sống đến lắng nghe, suy tưởng về thế giới thần tiên qua lời kể của bà và khép lại là những nghĩ suy thấm thía về công ơn cha mẹ.

– Khổ thơ gieo vần chân, là vần vần cách ở các câu 2-4 : “Ngày- ngay”.

– Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, giản dị , giàu sức gợi: tay bế tay bồng,

 

Câu 2: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận đim:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

*Khái niệm : Khích lệ, động viên là những lời nói, hành động nhằm thúc đẩy tinh thần, tạo động lực cho người khác

* Biểu hiện : Sự khích lệ động viên từ cha mẹ thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đó có thể là những lời động viên chân thành, những lời khẳng định niềm tin vào khả năng của con, những lời chia sẻ, động viên khi con gặp khó khăn. Đó cũng có thể là những hành động cụ thể như dành thời gian trò chuyện, cùng con giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho con phát triển sở thích, năng khiếu

*Ý nghĩa :

– Những lời nói mang tính động viên của cha mẹ sẽ giúp con tự tin vào khả năng cũng như hình thành tư duy tích cực, lòng tự trọng của con được phát triển, con sẽ tin tưởng vào bản thân nhiều hơn và sẵn sàng đối mặt với những thử thách trên hành trình của mình.

– Những lời khích lệ, động viên thường xuyên của cha mẹ sẽ tạo động lực cho các con cố gắng phấn đấu hoàn thành mục tiêu của mình, trở nên có trách nhiệm trước mỗi quyết định mà mình đưa ra.

– Những lời khích lệ, động viên thường xuyên của cha mẹ giúp các con phát huy hết khả năng của mình. Đặc biết khi con vừa trải qua một thất bại, chán nản với kết quả không được như mình mong đợi.

– Lời động viên của cha mẹ còn giúp sự gắn kết giữa cha mẹ và con trở nên thân thiết như những người bạn. Con có thể thoải mái chia sẻ, không e dè, ngại ngùng khi bày tỏ những tâm tư của mình. Điều này sẽ giúp con không còn cảm thấy cô độc hay khép mình lại với chính những người thân. Đồng thời các -cach-day-con-tu-trong-bung-me-giup-tre-thong-minh-va-khoe-manh-851516.ldo”con cũng sẽ biết học cách chia sẻ, bày tỏ quan điểm riêng để mọi người có thể hiểu về mình hơn.

* Bằng chứng:T. Edison là nhà sáng chế vĩ đại với những phát minh mang tính toàn cầu nhưng có ai biết ông lúc nhỏ là một đứa trẻ thiểu năng trí tuệ và bị nhà trường trả về. Khi Edison bị cả thế giới quay lưng, người mẹ Nancy lại dùng tình yêu thương vĩ đại để động viên, nâng đỡ, đánh thức tiềm năng trong ông, gieo những hạt giống niềm tin để rồi chúng thật sự nảy nở, đơm hoa kết trái ngoài sức tưởng tượng.

*Bàn luận:

– Một số người cho rằng việc khích lệ, động viên quá mức có thể khiến con cái ỷ lại, thiếu tự lập và không biết đối mặt với thất bại. Tuy nhiên, sự khích lệ, động viên đúng cách không chỉ giúp con cái tự tin mà còn dạy cho các em biết cách đối diện với khó khăn, thất bại một cách bình tĩnh và tích cực.

-Tuy nhiên, sự khích lệ động viên từ cha mẹ cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con cái. Cha mẹ cần phải biết cách khích lệ động viên con cái một cách hiệu quả, tránh những lời nói gây áp lực, tạo tâm lý sợ hãi cho con.

* Đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề:

– Thay vì tạo áp lực cho con, cha mẹ hãy động viên , khích lệ con mỗi ngày

-Sự động viên, khích lệ của cha mẹ là quan trọng và cực kì cần thiết nhưng phải khích lệ và động viên đúng cách, đúng mực và đúng lúc. Sự động viên khích lệ ấy cần xem xét kĩ càng tình huống và hoàn cảnh, hiểu rõ năng lực của con cái và tính khả thi của sự việc.

 

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/