ĐÁP ÁN ĐỀ 42: HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 42: HÀNH QUÂN GIỮA RỪNG XUÂN

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Thể thơ lục bát.

Câu 2:

– Những tính từ ngữ miêu tả hình ảnh áo nâu mà tác giả sử  dụng trong hai khổ đầu bài thơ:

+ “rách lành”

+ “sờn phai ”

+ “bạc, gầy”

+ “mặn chát”

– Cuộc đời người mẹ:

+ nghèo khó, thiếu thốn…

+ lam lũ, vất vả, nhọc nhằn…

Câu 3:

HS trả lời theo ý hiểu của cá nhân, có thể là:

– Những tấm áo nâu mẹ đã từng mặc, gắn bó với cuộc đời lam lũ của mẹ.

– Những nén nhang trầm dâng lên mẹ khi mẹ đã đi xa.

Câu 4:

Hiệu quả nghệ thuật của việc lặp lại nhiều lần hình ảnh áo nâu:

– Nhấn mạnh hình ảnh chiếc áo nâu đã gắn bó, song hành với mẹ suốt cả cuộc đời.

– Tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ: giản dị, mộc mạc, tần tảo, giàu đức hi sinh…

– Tăng sức gợi hình, gợi cảm và tạo nhịp điệu cho câu thơ.

– Thể hiện niềm xót thương, lòng biết ơn và kính trọng mẹ của người con.

Câu 5:

HS nêu được một vài việc làm để xứng đáng với niềm mong đợi như:

– Nhận thức được những mong đợi đó xuất phát từ tình yêu thương của người mẹ.

– Nêu ra những việc làm cụ thể, khả thi, thiết thực để xứng đáng với niềm mong đợi và tình yêu thương của mẹ.

 

PHẦN II: VIẾT

Câu 1:

  1. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phân tích một đoạn thơ: Mở đoạn giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật; thân đoạn phân tích làm rõ được nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ; kết đoạn khái quát, tổng hợp lại.
  2. Xác định đúng yêu cầu phân tích: phân tích nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của một số yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ.
  3. Phân tích, làm rõ được:

– Nội dung chủ đề:

+ Cuộc sống lam lũ, khổ cực, gắn liền với đất đai, đồng ruộng; sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

+ Tình cảm của con khi mẹ đã đi xa.

– Đặc sắc nghệ thuật: thể thơ lục bát; biện pháp ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh; giọng điệu trầm lắng, xót xa,…

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

  1. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.

 

Câu 2:

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

  1. Xác định được vấn đề nghị luận

Giá trị của những điều bình dị.

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng, bảo đảm các yêu cầu sau:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Triển khai vấn đề nghị luận:

– Giải thích vấn đề nghị luận.

– Thể hiện quan điểm của người viết, có thể là:

+ Đồng tình với ý kiến.

+ Không đồng tình với ý kiến.

+ Vừa đồng tình vừa không đồng tình.

– Nêu ra được những lí lẽ, bằng chứng hợp lí, tiêu biểu, xác thực làm sáng tỏ quan điểm của cá nhân về ý kiến.

– Phản đề và mở rộng vấn đề.

– Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

  1. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

  1. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

 

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/