ĐÁP ÁN ĐỀ 34: NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 34: “NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG”

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Thể thơ: 8 chữ

Đề tài: Quê hương

Câu 2:

– bơi lội

– kỉ niệm mối tình đầu

– tắm trên sông

Câu 3:

Biện pháp so sánh “lòng tôi như mưa nguồn gió biển”

Tác dụng: thể hiện nỗi nhớ trong lòng tác giả đang cuộn lên dâng tràn dào dạt, nỗi nhớ vốn vô hình vô ảnh, giúp ta nắm bắt được tâm trạng, nỗi lòng nhớ nhung của tác giả khi nghĩ về dòng sông ở quê hương.

+Hai câu thơ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, chua xót, nuối tiếc những kỉ niệm ấu thơ.

Câu 4:

– Khẳng định tấm lòng thủy chung, sự gắn bó bền chặt của tác giả đối với quê hương/con sông quê hương.

– Niềm tin vào ngày trở về, đoàn tụ với quê hương.

– Niềm tin vào ngày đất nước thống nhất.

Câu 5:

Ký ức tuổi thơ có vai trò quan trọng đối với tinh thần mỗi người.

– Khi nhớ về những kỷ niệm đẹp, chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và trân trọng quãng thời gian đã qua.

– Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn bó với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra.

– góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu.

-Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được.

– Kí ức tuổi thơ không chỉ là kỉ niệm của mỗi người mà nó còn là nguồn gốc làm nên tâm hồn của chính họ, giúp chúng ta biết yêu thương, trân trọng cuộc sống này hơn.

 

PHẦN II: VIẾT

Câu 1:

– Triển khai vấn đề cần nghị luận : Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những điều bình thường giản dị nhất.

Có thể theo hướng sau :

* Giải thích :

– Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển: là một quy luật của tự nhiên.

– Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.: là quy luật tình cảm của con người.

à Từ hình ảnh suối, sông, biển cả của tự nhiên , I- ê -ren-bua đã đưa ra quan niệm về cội nguồn và biểu hiện của lòng yêu nước . Lòng yêu nước không phải là những gì xa xôi mà rất gần gũi thân thuộc bắt nguồn từ những điều bình thường giản dị nhất.

* Bàn luận:

– Khẳng định đây là quan  niệm đúng đắn về cội nguồn lòng yêu nước, bởi vì:

+ Ngọn nguồn của lòng yêu tổ quốc  là những gì cụ thể gần gũi của mỗi người như nhà cửa, xóm làng, người thân …

+ Lòng yêu nước chỉ có ý nghĩa khi nó gắn liền với những  điều cụ thể chứ không phải chỉ có lý thuyết chung chung…

– Dẫn chứng : Lấy dẫn chứng trong văn học, trong thực tế cuộc sống …

à Lòng yêu nước là tình cảm cao quý , đẹp đẽ cần có ở mỗi người.

* Mở rộng : Phê phán những kẻ không biết trân trọng những gì gần gũi  xung quanh mình, thể hiện tình yêu nước bằng những lời nói suông xa xôi mà không có thực chất, …

* Nhận thức, phương hướng hành động:

– Mỗi người cần xây đắp, gìn giữ phát huy lòng yêu nước .

– Lòng yêu nước phải được thể hiện qua những hành động  cụ thể, thiết thực , có ích.

– Cách thể hiện lòng yêu nước của học sinh:

+ Yêu thương nhưng người thân thuộc trong gia đình: ông, bà, cha, mẹ, anh chị em …

+ Yêu quý, nâng niu, bảo vệ những thứ gần gũi quanh mình

+ Tu dưỡng rèn luyện từ những việc làm nhỏ nhất  để trở thành người có ích trong tương lai…

 

Câu 2:

Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả tác phẩm: (Giới thiệu nhà thơ Tế Hanh với bài Nhớ con sông quê hương sáng tác năm 1956 đất nước tạm chia cắt, tác giả tập kết về miền Bắc..

–  chủ đề của tác phẩm: Bài thơ là dòng hồi tưởng về niềm thương nhớ tha thiết của tác giả với con sồng quê hương và qua đó nhà thơ nhớ tới miền Nam

-Vị trí, nội dung khổ 1: Hình ảnh dòng sông quê hương.

Thân đoạn:

  1. Nội dung, cảm xúc của nhân vật trữ tình:

– Con sông hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.

Tính từ “ xanh biếc”, “trong” gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.

+ biện pháp ẩn dụ “ nước gương” tô đậm sự thanh bình êm ả của dòng sông. Đồng thời thể hiện sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.

+ Nhân hóa: “soi”, “tóc” nhà thơ muốn gợi lên cái hồn, cái tình của con sông quê. Hàng tre có hành động giống như con người với những sinh hoạt mang bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông quê hương.

+ Ý nghĩa quan trọng của dòng sông quê hương với cuộc đời tác giả thể hiện qua phép chuyển nghĩa và lối cường điệu “Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi” để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

+Các hình ảnh “quê hương, tuổi trẻ, miền Nam” được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhấn mạnh con sông luôn gắn liền với tuổi thơ tác giả, với quê hương, miền Nam, đất nước.

– Cảm xúc của nhân vật trữ tình:
Dòng sông quê hương còn là nơi chất chứa nhiều kỷ niệm khó quên

+ Câu hỏi tu từ, điệp ngữ:

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Thể hiện cả nỗi nhớ nhung da diết. Con sông ấy là con sông của quê hương, con sông của tuổi trẻ. Cho nên sông với người tình cảm mặn nồng, không bao giờ phai, không bao giờ cũ.

-> Hình ảnh con sông quê hương còn tượng trưng cho tình yêu lớn lao đối với đất nước, chung thủy và sắc son một lòng không phai.

  1. Những nét nổi bật về nghệ thuật:

– Tác dụng của thể thơ tám chữ trong việc tạo nên nét độc đáo của bài thơ: Thể thơ 8 chữ với lối gieo vần ngắt nhịp linh hoạt hài hoà.

– Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

– Giọng điệu trầm lắng, đan xen những xúc cảm hoài niệm, hồi tưởng, câu từ bình dị mà giàu sức gợi hình, gợi cảm, hình ảnh thân thuộc mà sâu sắc.

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như:  Ẩn dụ  nhân hóa, so sánh, điệp ngữ đã tạo nên hình ảnh dòng sông quê vừa chân thực mộc mạc, giản dị và hồn nhiên.

Kết đoạn:

– Khái quát cảm nghĩ về đoạn thơ:

Đoạn thơ thể hiện tình cảm thiết tha gắn bó của tác giả với con sông quê hương, một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.

– Liên hệ bản thân:

 

Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!

 

Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!

 

Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995

#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu

Website: https://letrandieuthu.com/