ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 33: “CHIẾN BINH CẦU VỒNG”
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Ngôi kể thứ nhất.
Câu 2:
Những khó khăn mà Lintang phải trải qua để đến trường là:
+ Đạp xe qua đoạn đường dài bốn mươi cây gập ghềnh sỏi đá.
+ Trên đường đi gặp phải cá sấu là chuyện thường – những con cá sấu to bằng thân cây dừa hay bò ngang qua đường.
+ Phải bắt đầu đạp xe từ khoảng bốn giờ sáng để kịp tới trường.
Câu 3:
“Vòng luẩn quẩn” được đề cập trong văn bản là đói nghèo, trở thành những ngư dân không thể độc lập làm việc được vì thiếu thuyền.
Cha của Lintang “muốn bẻ gãy cái vòng luẩn quẩn” vì ông muốn con được đến trường, được học tập, thoát khỏi nghèo đói và sống phụ thuộc vào biển.
Lưu ý: Học sinh chỉ cần nêu được từ khóa/ý chính của 1 ý tưởng là có thể cho điểm tối đa.
Câu 4:
- Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh: ví “thằng nhóc” với “đứa bé ngồi trên con ngựa non”
- Tác dụng:
+ Khiến câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm.
+ Gợi hình ảnh Lintang sung sướng, hạnh phúc khi được đến trường. Từ đó thể hiện phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật.
+ Thể hiện tình cảm ngưỡng mộ, tự hảo của tác giả dành cho cậu bé ham học và kiên trì.
Câu 5:
Về hình thức:
Học sinh nên diễn đạt câu hỏi này thành đoạn văn ngắn.
Nội dung chính cần đạt:
- Mở đoạn
Giới thiệu được tầm quan trọng của việc có thái độ học tập đúng đắn.
- Thân đoạn
+ Giải thích thái độ học tập là gì?
Là trạng thái tinh thần được biểu hiện ra bên ngoài đối với việc tiếp thu kiến thức từ một môn học nào đó.
+ Bàn luận:
Tích cực, chủ động trong học tập.
Có trách nhiệm trong việc học.
Cầu thị, ham học hỏi.
- Kết đoạn
Khẳng định lại mỗi người cần có thái độ học tập đúng đắn để tiếp thu được nhiều tri thức trong học tập
PHẦN II: VIẾT
Câu 1:
Hình thức:
– Hình thức: Đoạn văn
– Dung lượng: khoảng 200 chữ
Nội dung cần đạt:
- Mở đoạn
Giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm và nội dung chính của đoạn trích.
- Thân đoạn
+ Tóm tắt khái quát được nội dung của đoạn trích.
+ Chỉ ra chủ đề:
Đoạn trích tập trung vào sự kiện được đi học của cậu bé nơi vùng đảo nghèo với chủ đề bao trùm là ước mong được đến trường, tình yêu dành cho học tập của những con người lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Phân tích nhân vật Lintang: Có hoàn cảnh nghèo khổ (Ngôi làng ven biển của Lintang nằm ở cực Đông của Sumatra và có thể nói là nơi hẻo lánh và đói nghèo nhất đảo Belitong.) nhưng là cậu bé ham học, kiên trì theo đuổi việc học.
Dẫn chứng:
Lời nói của nhân vật tôi: “Nó đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn để được đi học cơ mà.”
Trải qua nhiều khó khăn để đến trường: “Nơi này gặp phải cá sấu là chuyện thường – những con cá sấu to bằng thân cây dừa hay bò ngang qua đường.”
“Đối với Lintang, nói có ngôi trường nó đến học đây như thể là một thành phố mang tầm cỡ quốc tế, và để đến được đây nó đã phải bắt đầu đạp xe từ lúc subuh, giờ cầu kinh sáng, khoảng bốn giờ.”
+ Phân tích nhân vật bố của Lintang: mong muốn phá vỡ “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói, gửi Lintang đến trường.
+ Nghệ thuật: lối kể, tả nhẹ nhàng, ngôn từ trong sáng tự nhiên. Sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp thể hiện rõ tình cảm của người viết dành cho cậu bé ham học hỏi Lintang.
- Kết đoạn
Khái quát lại nghệ thuật và nội dung của đoạn trích.
Câu 2:
* Về hình thức:
– Đảm bảo cấu trúc bài văn đủ 3 phần MỞ – THÂN – KẾT
– Dung lượng: khoảng 400 chữ
* Nội dung cần đạt:
- Mở bài:
– Học tập có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người – Trả lời câu hỏi đề bài đặt ra: Cần phải cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn, thử thách để học tập.
- Thân bài:
(1) Giải thích:
Con chữ: Những tri thức phong phú trong cuộc sống. Khẳng định lại câu trả lời.
(2) Bàn luận: Tại sao nên vượt qua thử thách, khó khăn để đến với con chữ
– Học tập giúp mỗi người trở nên tiến bộ, phát triển và nâng cao trình độ:
+ Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng phải cố gắng nhiều hơn, thu thập thêm nhiều tri thức hơn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
+ Việc học tập, tiếp thu kiến thức giúp ta khám phá thêm được những điều mới lạ đang chờ ta phát hiện trong cuộc sống
+ Dẫn chứng: Tấm gương sáng Lê Quý Đôn, cậu bé “Google” Phan Đăng Nhật Minh trong “Đường lên đỉnh Olympia”…
– Học tập giúp con người trở nên tự tin hơn
+ Khi có kiến thức, ta càng trở nên tiến bộ, chinh phục được thử thách. Điều này tạo ra sự tự tin để con người có thể vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Tự tin là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, thành công hơn.
+ Dẫn chứng: UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
(3) Phản đề, mở rộng:
Nhiều bạn trẻ vẫn chưa ý thức được vai trò của việc học tập, xao nhãng việc học…
(4) Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần nhận thức được vai trò của việc học tập
- Luôn cố gắng nỗ lực, không nản chí trước khó khăn, thử thách trên hành trình thu nhận kiến thức. Cố gắng học tập không ngừng nghỉ để trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề
-Đưa bài học thông điệp (nếu có)
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/