ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 30: “QUÊ CỦA MẸ”
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1:
– Thể thơ tám chữ
– Căn cứ: Mỗi dòng có 8 tiếng; mỗi khổ có 4 câu(có thể chia khổ hoặc không chia khổ), số câu trong bài không hạn chế. Ngắt nhịp linh hoạt. Gieo vần chân liền: hàn-tàn, thăm-năm
(Nếu học sinh chỉ nêu được số tiếng trong mỗi dòng vẫn cho 0,25)
Câu 2: Hai hình ảnh thiên nhiên: Nắng cháy những trưa hè, đồng sâu…
Câu 3:
- Chủ đề bài thơ: Tình yêu quê hương, nơi gắn liền với kí ức tuổi thơ của người mẹ.
- Căn cứ để xác định chủ đề: Hình ảnh quê hương với những hình ảnh cụ thể như đồng sâu cấy lúa, nơi tuổi thơ mẹ, những kỷ niệm ngọt ngào…
Câu 4:
Tác giả thể hiện tình yêu đối với quê hương đồng thời nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của quê hương và những kỷ niệm tuổi thơ không thể phai nhoà trong tâm hồn…
Câu 5:
- Hoán dụ được thể hiện qua hình ảnh “đầu trần” và “chân sáo”.
- Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, sức hấp dẫn cho lời thơ.
+ “Đầu trần” là hoán dụ chỉ hình ảnh người mẹ lúc nhỏ hồn nhiên, tự do tung tăng chơi đùa; “Chân sáo” là hoán dụ cho sự nhí nhảnh vô tư, vui vẻ của tuổi thơ, không bị hạn chế bởi bất kỳ điều gì.
Câu 6:
Học sinh có thể trả lời theo nhận thức, quan điểm cá nhân. Sau đây là gợi ý:
Dù có đi đâu xa, trải qua bao thăng trầm thì quê hương vẫn là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp, là nguồn động lực của mỗi người trong cuộc sống. Quê hương luôn có một vị trí đặc biệt trong tim mỗi người…
PHẦN II: VIẾT
Câu 1: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn:
-Hình thức: Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn về dung lượng7đến 9 câu, không có lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
-Nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau để cảm nhận được tình yêu và nỗi nhớ quê hương của người mẹ trong khổ cuối của bài thơ “Quê của mẹ..”. Sau đây là một số gợi ý:
– Dù mẹ đã rời xa quê hương, ít khi trở về, nhưng kí ức về quê nhà vẫn luôn “in sâu trong tiềm thức”, chứng tỏ tình yêu và sự gắn bó mãnh liệt với nơi chôn rau cắt rốn.
– Những kỷ niệm thời thơ ấu vẫn sống động trong lòng mẹ, là động lực để mẹ về quê sau nhiều năm xa cách.
– Thể thơ 8 chữ giàu cảm xúc, cách ngắt nhịp linh hoạt và gieo vần chân liền;
– Điệp ngữ “quê” lặp lại ở câu 2 và câu 4 nhấn mạnh tình cảm sâu nặng với quê hương dù xa cách; Ẩn dụ “in sâu trong tiềm thức”chỉ những kỷ niệm về quê hương luôn tồn tại trong tâm hồn mẹ…
Câu 2:
* Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề: hiện tượng thải rác thải nhựa trong trường học và các gia đình.
– Khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của vấn đề cần giải quyết.
* Thân bài:
- Giải thích được vấn đề
Gợi ý: Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần…
2.Phân tích vấn đề
HS có thể triển khai phân tích vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đây là gợi ý:
- a) Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
- b) Nguyên nhân của việc giải quyết vấn đề
- c) Hậu quả của vấn đề nếu không được giải quyết
Lưu ý:HS sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm
- Giải pháp
Hs có thể nêu giải pháp khả thi và phân tích các giải pháp hoặc có thể kết hợp trong phần kết bài.
- Ý kiến trái chiều: Nêu các ý kiến trái chiều và thể hiện quan điểm để phản bác hoặc mở rộng, bổ sung vấn đề. Phê phán những quan điểm, những hiện tượng tiêu cực.
* Kết bài:
– Đánh giá chung, khẳng định lại tính đúng đắn, ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề.
– Liên hệ và rút ra bài học cho bản thân
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/