ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 24: “TRƯA HÈ”
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Thể thơ 7 chữ.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh là tín hiệu đặc trưng của mùa hè: gốc đa già, đàn trâu, ve rung cánh, ruồi say nắng, đồng cỏ, quả chín, bóng tre, đồng vắng, dải mây trắng, cánh diều…
Câu 3:
- – Biện pháp tu từ: nhân hoá ( đàn trâu ngẫm nghĩ nhai)
– Tác dụng:
+ Làm cho loài trâu trở nên gần gũi với con người như những người bạn gần gũi, thân thiết.
+ Tô điểm thêm sự vắng vẻ của trưa hè
+ Biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người, thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả
Câu 4:
– Nhận xét về bức tranh trưa hè tại miền quê của tác giả:
+ Bức tranh trưa hè được miêu tả qua những hình ảnh đặc trưng của mùa hè. Những hình ảnh mộc mạc, giản dị ấy đã gợi nên một không gian vắng vẻ, yên tĩnh như ngưng đọng.
+ Bức tranh trưa hè yên bình, mang đậm hồn quê Bắc Bộ đã cho thấy tài năng, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.
Câu 5:
– Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta những thông điệp trong cuộc sống:
+ Chúng ta luôn yêu quý những cảnh đẹp bình dị của quê hương, đất nước.
+ Biết ơn, trân trọng về sự vất vả, tần tảo của những người bà, người mẹ nói riêng và những con người lao động chân chất thôn quê nói chung.
Hoặc:
+ Mỗi người cần có Sự gắn bó tha thiết, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.
+ Biết ơn, chân quý những con người lao động của quê hương, đất nước.
PHẦN II: VIẾT
Câu 1: Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn.
HS có thể trình bày đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Mở đoạn: Giới thiệu tên tác giả, tên bài thơ và nêu cảm xúc, suy nghĩ chung của em về yếu tố đặc sắc nhất( thuộc nội dung hoặc nghệ thuật) của bài thơ.
– Thân đoạn:
+ Trích dẫn khổ thơ hoặc dòng thơ chứa đựng yếu tố đặc sắc nhất.
* Những đặc trưng của mùa hè: ánh nắng mặt trời, những con ong bướm bay tự do, tiếng chim hót vang lên trong không gian mênh mông.
* Bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè: bầu trời cao vút, dải mây trắng, nắng tưới, gà gáy trong thôn,…
+ Nêu đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật của khổ thơ hoặc dòng thơ đó.
* Nghệ thuật: so sánh , nhân hoá, ẩn dụ( đàn trâu nằm ngẫm nghĩ, cây đa cổ thụ già lua hay ruồi say nắng,.. )
* Tác dụng: bức tranh mùa hạ trở lên sinh động, hấp dẫn hơn, không gian trầm lắng, mơ màng.
* Nội dung: Những bức tranh tươi sáng về thiên nhiên, những âm thanh nhịp nhàng của cuộc sống quê hương, cùng những không gian làng quê khiến ta cảm nhận rõ ràng sự yên bình và thanh tịnh mà mùa hè mang lại.
+ Nêu cụ thể cảm xúc, suy nghĩ hoặc liên tưởng, tưởng tượng về yếu tố đó.
– Kết đoạn: Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của em về yếu tố đặc sắc đã nêu.
+ Bài thơ đã tạo nên một không gian thi vị và tươi sáng về mùa hè, khiến người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tình cảm và hòa mình vào không gian tự nhiên thanh bình. Qua đó cũng cảm nhận được tình yêu của tác giả với quê hương.
Câu 2:
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
- Thân bài: Triển khai vấn đề cần nghị luận
- Giải thích: Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần…
- Phân tích vấn đề
b1. Thực trạng: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương.
b2. Nguyên nhân:
+ Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách.
+ Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh.
+ Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế.
- Hậu quả:
+ Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học.
+ Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết…
+ Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác.
+ Ý kiến trái chiều: Một số người cho rằng việc giảm thiểu rác thải nhựa là không cần thiết vì nhựa mang lại nhiều tiện ích và việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác sẽ tốn kém hơn.
+ Phản biện: Lợi ích ngắn hạn của nhựa không thể bù đắp cho những tác hại lâu dài mà nó gây ra. Việc đầu tư vào các giải pháp thay thế nhựa là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững.
b4. Giải pháp
– Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa:
+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa.
+ Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin.
+ Công cụ/phương pháp hỗ trợ: Video, hình ảnh, infographic, trò chơi tương tác.
=> Nâng cao nhận thức là bước đầu tiên và quan trọng nhất để thay đổi hành vi. Khi hiểu rõ tác hại của rác thải nhựa, mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc giảm thiểu sử dụng và thải bỏ chúng.
– Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần:
+ Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần.
+ Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ.
+ Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox.
=>Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải nhựa.
– Dẫn chứng: Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, sau khi thực hiện chiến dịch “Nói không với túi nilon” trong các siêu thị và chợ truyền thống, lượng túi nilon sử dụng đã giảm đáng kể.
– Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa:
+ Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm.
+ Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập.
+ Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức.
=>Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
+ Dẫn chứng: Công ty Coca-Cola đã cam kết đến năm 2030 sẽ thu gom và tái chế tương đương với số lượng bao bì mà họ bán ra trên toàn cầu.
– Trồng cây xanh:
+ Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư.
+ Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng nhà kính.
=> Trồng cây xanh không chỉ giúp cải thiện môi trường sống mà còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa thông qua việc hấp thụ CO2, một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và thúc đẩy sản xuất nhựa.
+ Dẫn chứng: Theo nghiên cứu của NASA, cây xanh có thể hấp thụ đến 22kg CO2 mỗi năm.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân và rút ra bài học cho bản thân.
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/