ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 28: “EM BÉ TRONG MÙA CỦI KHÔ”
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Thể thơ 8 chữ
Câu 2: Nhân vật trữ tình: Em bé kiếm củi.
Câu 3:
– Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trước tình cảnh em bé đi kiếm củi khô:
+ Lo lắng, băn khoăn cho tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của em (căn nhà xơ xác quá, bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió).
+ Thúc giục em về mau để tránh khỏi giá rét (Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó. Em về đi, mẹ sắp trở cơn hoa; Chân chạy qua mùa đối diện ngày đông)
+ Thương cảm, yêu mến và mong muốn được sẻ chia khó khăn với em, mang đến cho em niềm vui và sự hy vọng vào ngày mai tươi sáng.
Câu 4:
– Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “nắng mưa”
+ Câu hỏi tu từ: Làm sao cõng nắng mưa để qua mùa
– Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ; nhấn mạnh sự khó khăn, tủi cực mà em bé phải gánh vác quá sức so với lứa tuổi của em bé.
– Thể hiện thái độ cảm thương, lo lắng của tác gỉa đối với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của em bé.
Câu 5:
Bài thơ đã gửi gắm đến người đọc những thông điệp ý nghĩa:
– Trân trọng, cảm phục những em bé bất hạnh, tội nghiệp nhưng giàu nghị lực, sớm biết lo toan và giàu tình yêu thương với gia đình.
– Kêu gọi sự sẻ chia, đồng cảm và chung tay của cộng đồng với những em bé có hoàn cảnh bất hạnh.
PHẦN II: VIẾT.
Câu 1:
* Mở đoạn:
– Giới thiệu bài thơ “Em bé trong mùa củi khô” của Bình Nguyên Trang.
– Giới thiệu khổ thơ cần phân tích, nêu lên ấn tượng ban đầu về vẻ đẹp của khổ thơ: Khổ thơ nằm ở vị trí cuối bài thơ đã khắc họa hình ảnh một em bé sống trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng vẫn thể hiện sự chăm chỉ, hiếu thảo và tinh thần trách nhiệm với gia đình qua đó thể hiện sự cảm thương của tác giả.
* Thân đoạn:
+ Hình ảnh “má em hồng” là một nét đẹp đầy sức sống, thể hiện sự tươi tắn, khỏe mạnh của em bé.
-> Màu hồng trên má em phản ánh sự ấm áp trong tình mẫu tử và sức mạnh của sự sống dù trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Hình ảnh “Nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng”: thể hiện sự chăm chỉ, hiếu thảo của em bé đối với mẹ. Công việc nhóm củi tuy giản dị nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc về sự hi sinh và tình yêu thương gia đình.
-> Tác giả ngợi ca tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo, trách nhiệm của em bé với mẹ.
+ Hình ảnh “Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió”: nghệ thuật tương phản giữa “cái bóng nhỏ” và “đồi lộng gió”
-> tạo nên sự đối lập giữa một khung cảnh cô đơn, lạnh lẽo với thiên nhiên bao la. Nhấn mạnh em bé, dù nhỏ bé, nhưng vẫn kiên cường, mạnh mẽ trước cuộc sống khó khăn.
– Câu thơ cuối bài thật độc đáo: “Biết có còn củi khô cho em không”… là câu hỏi tu từ kết hợp với dấu chấm lửng; ba thanh bằng cuối câu (cho em không), dấu ba chấm kèm câu hỏi tu từ.
-> tạo dư vị lắng sâu, lo lắng, buồn thương, cảm xúc nghẹn ngào, mong muốn được chung tay, sẻ gánh khó khăn, bất hạnh với em.
* Kết đoạn:
– Tổng kết lại vẻ đẹp của khổ thơ: sự kiên cường, hiếu thảo, tình yêu gia đình và nỗi lo âu về cuộc sống.
– Khẳng định giá trị nhân văn sâu sắc mà khổ thơ mang lại, đồng thời nhấn mạnh thông điệp về sự quan tâm của xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2:
* Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề nghị luận
– Nêu tầm quan trọng của lòng hiếu thảo trong văn hóa và đời sống
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận
– Giải thích vấn đề nghị luận: Hiếu thảo là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.
– Thể hiện quan điểm của người viết về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống có thể theo một số gợi ý sau:
+ Lòng hiếu thảo giúp con người gắn kết với nhau hơn, gia đình hòa thuận, vui vẻ, tràn ngập hạnh phúc.
+ Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi, mãi mãi ngợi ca. Hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành.
+ Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm, làm cho xã hội phát triển tốt đẹp.
+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
+ Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.
– Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện,…:Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách, phê phán, lên án và cần bị pháp luật xử lí nghiêm minh.
– Cần làm gi để thể hiện lòng hiếu thảo?
+ Kính trọng và yêu thương ông bà, cha mẹ
+ Chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già
+ Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại
+ Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo
+ Học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, nhân cách tốt…
* Kết bài:
– Khẳng định lại ý nghĩa quan trọng của lòng hiếu thảo.
– Kêu gọi mọi người cùng gìn giữ và phát huy giá trị này trong cuộc sống.
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/