Tất tần tật các vấn đề về Tiếng Việt lớp 6-9

1. Câu ghép: Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu
*Có hai cách nối các vế câu:
-Dùng những từ có tác dụng nối.Cụ thể:
+Nối bằng một quan hệ từ;
+Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng).
-Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

*Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: qh nguyên nhân, qh điều kiện(giả thiết), qh tương phản, qh tăng tiến, qh lựa chọn, qh bổ sung, qh tiếp nối, qh đồng thời, qh giải thích.

*Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng cặp quan hệ từ, những quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp ta phải đựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

* Ví dụ
+Giá trời không mưa thì chúng tôi sẽ đi chơi.
+Vì mẹ /ốm nên bạn
CN1 VN1
Nghĩa /phải nghĩ học.
CN2 VN2

2. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn(khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn)nghĩa của từ khác:
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
-Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
-Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
+ Xăng, dầu hoả, ga, than, củi… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhiên liệu”.
+ “Lúa”có nghĩa rộng hơn các từ ngữ: lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám thơm…
+ Lúa lại có nghĩa hẹp hơn với từ “ngũ cốc”

3. Trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Ví dụ: + Các từ: thầy giáo, công nhân nông dân, thầy thuốc, kỹ sư… đều có một nét nghĩa chung là: người nói chung xét về nghề nghiệp.

4. Từ tượng hình, từ tượng thanh
*Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
*Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh tự nhiên của con người.

Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và văn tự sự.
+Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, đánh bốp, nham nhảm.
+ Từ tượng hình: rón rén, lực điền, chỏng queo.

5.Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
*Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
* Khác với từ ngữ toàn dân,biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
*Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
*Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

6. Trợ từ, thán từ
*Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
*Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
* Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi được tách ra thành một câu đặc biệt.
* Thán từ gồm hai loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm cảm xúc:
+Thán từ gọi đáp:
*Ví dụ trợ từ: những, có, chính, đích, ngay…
A, ái, ơ, ôi, ô hay, than ơi, trời ơi…
Này, ơi, vâng, dạ, ừ…


Tải file đầy đủ tại đây:TỔNG HỢP TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ TIẾNG VIỆT 6-9