ĐỀ THI NGỮ VĂN TẠI TT CÔ GIÁO DIỆU THU
PHẦN I. (4,0 ĐIỂM)
Đọc văn bản:
1.
5.
10.
15.
20.
25.
|
BỮA CƠM THƯỜNG Ở TRONG BẢN NHỎ
Chế Lan Viên* Chim ri mách lúa vàng chín rộ Tu hú kêu vải đỏ trùm cây Tháng năm mười chín rồi đây Quê em nhỏ bốn bên khe suối Người vắng qua, chim tới chim lui Khi vui ngắm núi làm vui Trái mơ non quả tròn quả méo Đời em như cỏ héo tứ mùa Con vua thì họ làm vua
Từ có Bác cuộc đời chợt sáng Bát cơm no tháng tám ngày ba Cơm thơm ăn với cá kho Lớp bình dân(2) cuối thôn em học Người thêm khôn, đất mọc thêm hoa Chim khôn chim múa chim ca Muối lên rừng tay bưng tay đặt Bộ đội Bác lên rừng công tác, em thương Khi xưa lên núi không đường Ra vườn xanh hái nhành vải đỏ Xuống ruộng vàng gặt bó lúa hương Ngày vui nấu bữa cơm thường (Chế Lan Viên Thơ và đời, NXB Văn học, 2012) |
(*) Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 – 1989), quê ở Quảng Trị.
(1) Ngàn: cánh rừng già.
(2) Lớp bình dân: các lớp học xóa nạn mù chữ cho nhân dân (sau Cách mạng tháng Tám 1945).
(3) Thết: Mời ăn uống thịnh soạn để tỏ lòng quý trọng: làm cơm thết khách.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Từ khi có Bác Hồ cuộc đời nhân vật “em” và bản mường đã thay đổi như thế nào? Qua bài thơ, em có nhận xét gì về tình cảm của nhân dân dành cho Bác Hồ và các anh chiến sĩ bộ đội?
Câu 3 (0,5 điểm). Ghi lại một cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ.
Câu 4 (1,5 điểm). Phân tích hiệu quả biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ sau:
Chim khôn chim múa chim ca Bản em có Bác như nhà có trăng |
Câu 5 (0,5 điểm). Người dân bản mường trong bài thơ vẫn luôn “nhớ nghìn năm” công đức Bác Hồ – người mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Là học sinh, em sẽ làm gì để bày tỏ tình cảm dành cho Người?
Phần II. (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về trích đoạn từ dòng thơ 13 đến dòng thơ 28 trong bài thơ “Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ” của tác giả Chế Lan Viên.
Câu 2 (4,0 điểm). Trong bất kì thời đại nào, anh bộ đội cụ Hồ cũng luôn hết lòng vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh. Trong đợt bão Yagi vừa qua, ở bất cứ nơi đâu cơn bão đi qua, đều có hình ảnh của những anh chiến sĩ bộ đội dầm mình giúp dân.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày về ý nghĩa của sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/