ĐÁP ÁN ĐỀ 36: “HƠI ẤM Ổ RƠM”
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2:
Nội dung bài thơ: Những suy ngẫm và lòng biết ơn của nhân vật “tôi” với tấm lòng thơm thảo, nghĩa tình của người mẹ đồng chiêm.
Câu 3:
– BPTT: So sánh: rơm vàng bọc tôi được so sánh với kén bọc tằm.
– Tác dụng:
+ Giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Nhấn mạnh những cảm nhận của nhân vật tôi – đó là niềm hạnh phúc, cảm thấy ấm áp trong sự yêu thương, bao bọc, chở che khi nằm giữa ổ rơm mà người mẹ nghèo làm cho mình.
+ Qua đó thể hiện lòng biết ơn, trân trọng của nhân vật tôi trước tấm lòng yêu thương của người mẹ.
Câu 4:
– Tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ là tình cảm biết ơn, trân trọng người mẹ nhân dân đã cưu mang, chở che, bao bọc cho những người lính, dù đó không phải là con đẻ của mình.
– Đó là những tình cảm giản dị, mộc mạc, có ý nghĩa hình thành nhân cách và giáo dục lối sống đẹp cho thế hệ trẻ.
Câu 5:
– Bài học sâu sắc nhất em nhận được qua bài thơ trên là:
+ Phải ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống.
+ Niềm vui, hạnh phúc đôi khi đến từ những điều bình dị. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng niềm vui, hạnh phúc từ những điều bình dị ấy để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
PHẦN II: VIẾT
Câu 1:
- Mở đoạn:
– Giới thiệu vị trí của khổ thơ trong bài thơ, tác giả.
– Khái quát cảm nhận chung về khổ thơ: tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc của người lính đối với người mẹ nghèo.
- Thân đoạn:
– Cảm nhận về nội dung của khổ thơ
+ Thể hiện sự trân trọng hạt gạo nuôi dưỡng sự sống con người mỗi ngày nhưng hơi ấm rơm rạ từ lòng người sẽ cho con người một giá trị khác: lòng yêu thương bồi đắp tâm hồn người.
+ Thể hiện niềm xúc động mãnh liệt của người lính khi nhận được tình yêu thương của người mẹ nghèo. Đó là tình yêu thương giản dị, mộc mạc, chân thành, nồng ấm, thiêng liêng.
+ Qua đó, khổ thơ thể hiện tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc của người lính dành cho người mẹ nghèo.
– Cảm nhận nghệ thuật của khổ thơ
+ Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng của tác giả.
+ Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
+ Sáng tạo hình ảnh giàu sức gợi, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị…
+ Giọng điệu ngân nga, tha thiết.
- Kết đoạn:
– Khẳng định cảm xúc khi đọc khổ thơ: xúc động với tình cảm của người mẹ nghèo dành cho bộ đội.
– Khổ thơ khơi gợi trong lòng mỗi người lối sống đẹp- biết ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.
Câu 2: Triển khai vấn đề
HS có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và trong các gia đình.
* Thân bài:
– Giải thích vấn đề:
Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần…
– Phân tích các khía cạnh của vấn đề
+ Thực trạng của vấn đề:
- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương.
+ Nguyên nhân của vấn đề:
– Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách.
– Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh.
– Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế.
+ Hậu quả của vấn đề:
– Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học.
– Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết…
– Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác.
– Giải pháp khắc phục, giải quyết vấn đề
+ Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin.
– Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox.
– Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
– Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư. Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí và thải ra , góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng nhà kính.
* Kết bài:
– Khẳng định vấn đề
– Liên hệ bản thân.
Cảm ơn các em đã dành thời gian đón đọc bài viết của cô Diệu Thu. Hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các em thêm yêu thích môn văn hơn. Nếu thấy bài viết ý nghĩa và hữu ích, đừng quên chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng học hỏi và khám phá thêm những điều thú vị từ văn học nhé!
Trung tâm luyện thi văn cô Diệu Thu hiện có các lớp văn Online từ lớp 6 đến lớp 12, được giảng dạy bởi đội ngũ Tiến sĩ, Thạc sĩ và Giáo viên giỏi với nhiều năm kinh nghiệm. Phương pháp giảng dạy độc đáo bằng công thức sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững kiến thức và yêu thích môn văn hơn. Rất mong được đồng hành cùng các em trên hành trình học tập và phát triển kỹ năng văn học!
Liên hệ: Cô giáo Lê Trần Diệu Thu – Thạc sĩ lý luận và Phương pháp giảng dạy Bộ môn Ngữ văn – 0973602995
#nguvan #vanhoc #hocvanbangcongthuc #cogiaodieuthu
Website: https://letrandieuthu.com/